Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục: Đổi mới sàn việc làm, giảm số lượng để nâng chất lượng
Ngày 4.1, thông tin từ Công an TX.Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Tính (38 tuổi, ngụ xã Long Hưng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có cả giấy triệu tập của ngành công an. Trước đó, Công an TX.Thái Hòa phát hiện đường dây làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức và các loại giấy tờ giả này được rao bán qua mạng xã hội nên đã lập chuyên án để điều tra. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Nguyễn Đức Tính là nghi phạm cầm đầu đường dây này với vai trò trực tiếp sản xuất, phân phối, điều hành. Khám xét khẩn cấp nơi tạm trú của Tính tại xã Long Hưng (TP.Biên Hòa), lực lượng chức năng thu giữ hàng trăm tài liệu giả, gồm: bằng đại học, các loại chứng chỉ, thẻ nhà báo, giấy đăng kiểm phương tiện, căn cước công dân, tem kiểm định… và nhiều công cụ, máy móc phục vụ việc làm giấy tờ giả. Mở rộng vụ án, cơ quan chức năng đã bắt giữ Hoàng Thanh Tuyền (29 tuổi, ngụ H.Ý Yên, tỉnh Nam Định) và Nguyễn Tuấn Thông (28 tuổi, ngụ H.Chư Prông, tỉnh Gia Lai), là 2 mắt xích trong đường dây làm giả tài liệu này. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Đức Tính khai nhận, từ đầu năm 2024 đến khi bị bắt, Tính và 2 đồng phạm đã làm giả hàng ngàn loại giấy tờ, tài liệu bán cho "khách hàng" trên khắp cả nước với giá mỗi giấy tờ, tài liệu giả từ 3 - 5 triệu đồng. Các giấy tờ, tài liệu giả được "khách hàng" đặt mua với mục đích đi xin việc, hợp thức hóa bằng cấp, hồ sơ… Đặc biệt, nhóm này còn làm giả cả giấy triệu tập của ngành công an để bán cho các đối tượng tội phạm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Bình Thuận: KCN Sơn Mỹ 1 vẫn 'trên giấy' sau gần 2 năm khởi công
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.
Tham quan các địa điểm tổ chức Olympic Paris 2024 qua ảnh
Gần đây, Vương Sở Nhiên khiến công chúng không khỏi xôn xao với loạt tạo hình ấn tượng trong bộ phim cổ trang Còn ra thể thống gì nữa. Trong tác phẩm này, cô vào vai vương phi Dữu Vãn Âm, một nhân vật sở hữu nhan sắc xinh đẹp và quyến rũ. Sự thể hiện xuất sắc của Vương Sở Nhiên trong vai diễn này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, khiến nhiều người phải trầm trồ và không ngớt lời khen ngợi. Với vẻ ngoài rạng rỡ và khí chất thu hút, Vương Sở Nhiên một lần nữa chứng tỏ khả năng hóa thân xuất sắc vào các vai diễn. Cô đã tạo dựng được một hình ảnh Vãn Âm vừa ngây thơ trong sáng, lại vừa cao quý và lạnh lùng. Người xem nhận xét rằng, cô như thể là một nhân vật từ trong sách bước ra đời thực. Bộ phim không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với tạo hình cổ trang đẹp mắt của cặp đôi chính, mà còn nổi bật nhờ vào sự hợp tác ăn ý giữa Vương Sở Nhiên và Thừa Lỗi. Trong bộ phim này, Vương Sở Nhiên đảm nhận vai Vương Thúy Hoa, một nhân viên văn phòng bỗng nhiên xuyên không vào thế giới cổ trang và trở thành vương phi Dữu Vãn Âm. Sự thay đổi đầy bất ngờ từ một người phụ nữ hiện đại trở thành nhân vật trong cuốn sách, với quyết tâm quyến rũ bạo quân Hạ Hầu Đạm, đã tạo nên một câu chuyện lôi cuốn. Một trong những tình huống thú vị trong phim là khi Vương Thúy Hoa thử chào Hạ Hầu Đạm bằng câu "How are you?" và ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời bằng tiếng Anh: "I'm fine, and you?", chi tiết thú vị tạo nên sự khác biệt cho bộ phim.Về mặt nhan sắc, Vương Sở Nhiên không chỉ "gây sốt" bởi vẻ đẹp thuần khiết và quyến rũ của mình mà còn được so sánh với Lưu Diệc Phi, một biểu tượng sắc đẹp trong làng giải trí Hoa Ngữ. Nữ diễn viên 9X sở hữu những đường nét thanh tú, hài hòa, cùng khí chất cao quý, thoát tục không hề thua kém đàn chị. Đặc biệt, khi khoác lên mình những bộ trang phục cổ trang lộng lẫy, kiêu sa, Vương Sở Nhiên càng tỏa sáng rực rỡ, khiến người xem không thể rời mắt. Cô đã chứng minh được khả năng hóa thân xuất sắc vào các vai diễn cổ trang, mang đến cho khán giả những thước phim đẹp như tranh vẽ, đầy mê hoặc.Trước đó, nữ diễn viên sinh năm 1999 đã ghi dấu ấn qua các vai diễn trong những bộ phim như Thanh bình nhạc, Yến vân đài và Thượng thực. Tuy nhiên, cô mới thu hút được sự chú ý của khán giả khi đảm nhận vai nữ chính trong bộ phim Khói lửa nhân gian của tôi, đóng cặp cùng nam diễn viên Dương Dương. Với sự nghiệp đang trên đà phát triển và những vai diễn đầy thử thách, Vương Sở Nhiên đã và đang khẳng định vị trí của mình trong làng giải trí Hoa Ngữ. Cô không chỉ là "bản sao" của Lưu Diệc Phi, mà còn là một ngôi sao đầy triển vọng, với khả năng tạo ra những dấu ấn đặc biệt trong từng dự án mà cô tham gia.
Sau 50 ngày được chăm sóc đặc biệt, các bé được xuất viện về nhà vào ngày 29.12.2022. Hiện tại, tất cả đều khỏe mạnh và đã được 8 tháng tuổi, theo Daily Star.
Chặn đầu xe để bán hàng
Ngày 7.3, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa nhận thư khen của Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, vì có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.Theo nội dung thư, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn tỏ ý vui mừng được biết Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, triệt phá thành công 3 chuyên án, khởi tố 10 bị can có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với số lượng lớn; trong đó có cà phê bột giả, phân bón giả và giá đỗ có hóa chất nguy hại. Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng."Thay mặt Ban chỉ đạo 389 quốc gia, tôi đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương thành tích xuất sắc của các đồng chí. Chiến công của các đồng chí là minh chứng rõ nét cho quyết tâm cao trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...", thư của Phó thủ tướng viết.Phó thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị thời gian tới lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy thành tích, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời có hình thức động viên, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, cuối tháng 12.2024, đơn vị phát hiện 6 cơ sở sản xuất giá đỗ ủ hóa chất độc hại; thu giữ 20.357 kg giá đỗ đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine cùng hàng trăm lít hóa chất. Tại cơ quan công an, các bị can khai nhận trung bình mỗi năm bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ủ hóa chất. Đầu năm nay, Công an tỉnh Đắk Lắk triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán phân bón giả quy mô lớn, bắt giữ Nguyễn Thị Cẩm My, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại phân bón Nam Dương (Bình Định) và Bùi Minh Chánh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn phân bón quốc tế Hoa Kỳ - VINA (Long An) cùng các đồng phạm. Cùng thời gian này, Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện, xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả. Thành phần của sản phẩm cà phê giả này chủ yếu là vỏ cà phê, đậu nành, các chất phụ gia.